Hướng dẫn cách xử lý chống thấm khe hở giữa mái tôn và tường
Nội Dung Bài Viết
Khe hở giữa mái tôn và tường hiện nay không còn xa lạ với mỗi chúng ta. Do không đồng bộ về mặt chất liệu nên việc chống thấm luôn khó khăn hơn so với các hạng mục khác. Tuy nhiên, nếu đã biết và tìm hiểu qua, thì chống thấm khe hở giữa mái tôn và tường cũng không khó như bạn nghĩ đâu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Một số cách xử lý chống thấm khe hở giữa mái tôn và tường
Đừng nghĩ vì mái tôn và tường không đồng chất liệu mà tưởng rằng có rất ít phương pháp xử lý. Tuy phương pháp để có thể sử dụng không nhiều như các công trình chống thấm khác. Song, việc chống thấm mái tôn và tường vẫn vô cùng đa dạng, hãy cùng chúng tôi điểm qua các phương pháp dưới đây nhé
Dùng keo dán tôn và tường
Đây được cho là biện pháp giải quyết triệt để, lâu dài nhất. Tuy thế, vẫn không được nhiều người lựa chọn sử dụng do có tính thẩm mỹ không cao.
Chuẩn bị:
- Miếng tôn phẳng, đã cắt sẵn phù hợp với khu vực cần chống thấm
- Súng phun keo hoặc chổi quét (tùy vào keo sử dụng)
- Đinh, khoan
- Chổi sắt – Chổi quét
Cách bước thực hiện:
Bước 1: Vệ sinh bề mặt
Dù trong bất kì hạng mục nào, với cách chống thấm nào. Bước đầu tiên luôn phải vệ sinh bề mặt cần chống thấm thật sạch sẽ
- Sử dụng chổi sắt quét, chà đi phần vữa dư thừa, lớp sơn bong tróc hay lớp vôi yếu.
- Dùng chổi quét sạch cặn bụi bẩn trên tôn.
Bước 2: Tiến hành chống thấm
- Tôn ốp chắc vào tường, lưu ý căn chuẩn bề mặt tránh khi thi công phải tháo ra thi công lại
- Khoan vít vào 4 góc, cố định tôn
- Bịt kín khe 4 góc tôn bằng keo
- Cứ làm như thế cho đến cuối công trình
Bước 3: Hoàn thiện
Ưu – nhược điểm của phương pháp này:
Ưu điểm:
- Đây là phương pháp an toàn, triệt để, khiến hiện tượng thấm dột không trở lại
- Phương pháp này có tuổi thọ cao
- Chịu được tác động mạnh mẽ của thời tiết
Nhược điểm:
- Chi phí cao hơn các vật liệu chống thấm khác
- Cần mảng tường lớn mới có thể ốp
- Cần người thi công có trình độ chuyên môn cao
- Tính thẩm mỹ thấp
Chống thấm khe hở mái tôn và tường bằng xi măng, dung dịch chống thấm
So với phương pháp trên, thì phương pháp này thi công dễ dàng hơn. Chúng ta chỉ cần một loại xi măng hay dung dịch chống thấm chống nước cao sau đó thi công lên bề mặt. Vừa đơn giản, hiệu quả vừa có tính thẩm mỹ cao.
Ưu – nhược điểm của phương pháp này:
Ưu điểm:
- An toàn với người sử dụng, thân thiện môi trường
- Thi công được trên bề mặt ẩm
- Có thể bỏ bước quét lót khi thi công
- Thi công đơn giản, không đòi hỏi người thi công phải có trình độ thi công cao
- Có thể ốp gạch đá, sơn trang trí sau khi bề mặt chống thấm đã khô
Nhược điểm:
- Tuổi thọ so với 2 phương pháp được kể sẽ thấp hơn
Xử lý khe hở bằng màng Bitum chống thấm
Chuẩn bị:
- Cắt màng chống thấm Bitum thành dải (tùy vào khoảng cách giữa tường và trần để cắt kích thước phù hợp)
- Khò nhiệt cầm tay
Thi công:
- Đặt tấm màng Bitum đã cắt trên bề mặt của khe hở, bảo đảm màng chống thấm tiếp giáp được giữa mái tôn và tường nhà.
- Dùng máy khò, khò trên bề mặt màng Bitum, tạo độ dính
- Đắp thêm lớp vữa để tăng cường tuổi thọ
Ưu – nhược điểm của phương pháp này:
Ưu điểm:
- Khả năng chống thấm cao, ngay cả với môi trường thường xuyên ẩm ướt
- Chịu xé, chịu kéo lớn
- Chịu được tác động khắc nghiệt của thời tiết
- Chống được tia UV
- Có tuổi thọ cao lên đến chục năm
Nhược điểm:
- Thi công khó khăn, phức tạp, đòi hỏi thợ phải có tay nghề cao
- Chi phí thi công, vật liệu cao
Liên hệ tới dịch vụ chống thấm tại HCM
Thuận Phát Như Ý chúng tôi là đơn vị thi công chống thấm chuyên nghiệp. Cùng với đó là đội ngũ nhân công có tay nghề và kinh nghiệm cao. Chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng dịch vụ tốt nhất và mức giá cạnh tranh nhất. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
- Website: https://tpny.vn/
- Hotline: 0825281514
- Email: tpny.vn@gmail.com
- Địa chỉ: 175/1 Cống Lỡ, phường 15, Tân Bình, TP.HCM