Chống thấm sân thượng bằng sơn Epoxy
Nội Dung Bài Viết
Sân thượng dùng lâu ngày đã xuất hiện các dấu hiệu nứt, gãy. Một phần vì bề mặt sân thượng là mái bằng, không có độ dốc nên thoát nước khó. Mặt khác, sân thượng chịu trực tiếp điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nắng – mưa, nóng – lạnh liên tục, khiến bề mặt co giãn gây nứt. Một trong các loại chống thấm sân thượng tốt nhất hiện nay phải kể đến chống thấm sân thượng bằng sơn EPOXY. EPOXY là dạng sơn hai thành phần có gốc từ nhựa epoxy.
Hạng mục chống thấm của sơn Epoxy
Ngoài chống thấm sân thượng bằng sơn Epoxy thì sơn cũng có thể chống thấm cho các hạng mục như:
- Sơn nền nhà xưởng của các khu công nghiệp
- Sơn sàn phòng thí nghiệm, bệnh viện
- Sơn sàn bể bơi, bể hóa chất và bể xử lý nước
- Sơn sàn thi đấu thể thao
- Sơn sàn nhà hàng, siêu thị,…
- Sơn sàn cho các bãi đổ xe, tầng hầm
Nguyên nhân khiến sân thượng bị ẩm mốc cần chống thấm
- Hệ thống nước rò rỉ lâu ngày gây ứ đọng và thấm vào từng ngày
- Do nền xi măng đã sử dụng lâu ngày
- Vật liệu chống thấm trước đó không co giãn theo chuyển biến thời tiết
Các bước sử dụng sơn EPOXY
Bước 1: Xử lý bề mặt
Bước đầu của việc chống thấm luôn là bước quan trọng, vì nó quyết định độ hiệu quả và chất lượng khi công trình thi công xong. Để có được màng chống thấm có thời hạn lâu dài thì việc đầu tiên và quan trọng nhất phải là một bề mặt sạch sẽ, bằng phẳng. Bạn nên cạo các vụn xi măng, bụi bẩn, rêu mốc (nếu có) để sơn có thể dễ dàng bám lên trên bề mặt.
Bước 2: Xử lý các lỗ hổng trên bề mặt
Các vết nứt lõm thường xuất hiện ở các bề mặt sân thượng lâu năm. Để có được màng sơn đạt tiêu chuẩn, bạn nên lấp các hỗ hổng này lại. Sử dụng hỗn hợp keo Epoxy lấp lại các lỗ hổng đó. Đến khi hỗn hợp khô thì kiểm tra lại, nếu phần keo khô trồi lên trên bề mặt thì nên cạo đi.
Bước 3: Thi công lớp sơn lót
Chờ 2 tiếng đảm bảo độ khô thoáng (nhiệt độ thi công không dưới 10 độ và mặt sàn không quá khô khốc hay quá ướt) thì ta bắt đầu tiến hành sơn một lớp sơn lót Epoxy để tạo thêm độ kết dính. Bạn nên pha theo tỷ lệ quy định của sơn rồi khuấy đều.
Bước 4: Sơn lớp sơn cuối cùng, hoàn thiện thành phẩm
Bạn đổ sơn chống thấm lên bề mặt cần sử dụng, sau đó dùng cán tán đều sơn ra xung quanh. Nên trải độ dày đều và thích hợp. Để tăng hiệu quả láng mịn của sàn thì bạn nên tán đi tán lại nhiều lần. Nếu có hiện tượng bọt, bạn nên dùng dung môi để phun phá bọt.
Bước 5: Kiểm tra lại công trình
Sau 24h kể từ khi thi công, lớp sơn đã khô trên bề mặt. Ta có thể dùng tay để kiểm tra thử. Cần hơn 7 ngày để lớp sơn khô hoàn toàn. Lúc này bạn có thể sinh hoạt, trang trí bề mặt sân thượng.
Ưu và nhược điểm của sơn Epoxy
Ưu – Nhược của Epoxy gốc dầu
Ưu điểm:
- Chống bám bụi, dễ dàng lau chùi, vệ sinh bề mặt
- Giá cả hợp lý. Dòng sơn gốc dầu này giá chỉ dao động khoảng từ 80.000 đến 150.000
- Tính thẩm mỹ cao: Sở hữu đa dạng loại màu sắc, có độ bóng cao
Nhược điểm:
- Vì trong sơn có chứa dung môi, nên khi thi công sẽ mang đến những mùi độc hại. Vậy nên NSX luôn khuyến cáo người sử dụng sau hơn 7 ngày (kể từ khi thi công) để sơn bay hết mùi mới nên sử dụng bề mặt.
- Tuổi thọ lớp sơn Epoxy phụ thuộc nhiều vào bề mặt. Nếu bề mặt bằng phẳng thì có tuổi thọ trung bình thừ 3-5 năm. Nêu bề mặt không bằng phẳng, gợn sóng, sơn rất dễ bị bong tróc. Ảnh hưởng đến thẩm mỹ của sơn
Ưu – Nhược của Epoxy gốc nước
Ưu điểm:
- Chưa lượng VOCS thấp, vô hại đối với sức khỏe con người cũng như môi trường
- Chất lượng sơn phù hợp các mùa trong năm
- Sơn nhanh khô
- Tuổi thọ sơn cao
- Khả năng thẩm thấu, bám dính tốt
- Sử dụng được cả khi môi trường có độ ẩm cao
Nhược điểm:
- Giá thành cao hơn gốc dầu
- Sơn gốc nước chỉ đem lại khả năng bóng mờ
Quý độc giả đang có nhu cầu chống thấm sân thượng bằng sơn Epoxy vui lòng liên hệ tới:
- Website: https://tpny.vn/
- Hotline: 0825281514
- Email: tpny.vn@gmail.com
- Địa chỉ: 175/1 Cống Lỡ, phường 15, Tân Bình, TP.HCM