Cách chống thấm tường – Đẩy Lùi Mọi Tác Nhân Gây Hại Cho Công Trình
Nội Dung Bài Viết
Cách chống thấm tường bị thấm dột nào giúp đem lại hiệu quả triệt để mà không gây thấm lại? Có lẽ, có rất nhiều khách hàng đang gặp vướng mắc tại hạng mục này. Để thực hiện tốt dự án này, đòi hỏi người thợ thi công phải có kinh nghiệm chống thấm tường. Vì chỉ khi thao tác đúng kỹ thuật, chọn phương án thi công phù hợp thì mới đạt được hiệu quả triệt để. Vậy nên, khi gặp phải những sự cố gây thấm dột này, bạn hãy liên hệ ngay cho đơn vị chống thấm chuyên nghiệp. Họ sẽ giúp bạn xử lý nhanh chóng các tác nhân đe dọa đến an toàn ngôi nhà của bạn.
Cách Chống Thấm Tường – Đẩy Lùi Mọi Tác Nhân Gây Hại
Khi tường nhà bạn xuất hiện các vết bong tróc, vết nứt của bê tông cốt thép, rêu mốc…. Lúc này, bạn nên tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng công trình nhằm phát hiện sớm các hư hỏng. Để có thể khắc phục, xử lý kịp thời tránh gây ảnh hướng đến các bộ phận khác. Dưới đây là một số các biện pháp chống thấm cho tường vô cùng hiệu quả.
1.Chống thấm tường cho nhà cũ
Bước 1: Vệ sinh bề mặt của tường
Do quá trình đưa vào sử dụng lâu dài, còn là khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng từ thời tiết. Mà nơi bề mặt này của tường rất khó tránh khỏi các sự cố làm bong tróc lớp sơn. Xuất hiện nhiều vết nứt hoặc lồi lõm do co giãn vật liệu.. Ngoài ra còn bị ảnh hưởng tác động của ngoại cảnh dần dần hình thành các vết xước và mẻ tường.
- Cạo bỏ toàn bộ lớp sơn cũ bị bong tróc, lớp mảng vữa liên kết yếu. Lấy chổi sắt – bay để cạo bỏ hoặc dùng máy đánh để quét hết các lớp này đi.
- Trám – vá lại những chỗ tường bị nứt rãnh, sử dụng những loại keo silicon chuyên dụng để trám – vá. Dùng thanh thủy trương hay bất kỳ vật liệu nào tương đồng với độ rộng của vết nứt.
- Trát lại những nơi tường bị bung nở nhiều. Tạo một mặt phẳng thật đều để dễ dàng cho công tác thi công. Ngoài ra, còn giúp cải tạo lại nét đẹp thẩm mỹ cho tường nhà, hạn chế đọng nước.
Bước 2: Phun lớp lót chống thấm
Bạn cần phủ một lớp lót này, để giúp gia tăng khả năng liên kết bền vững cho lớp tường cũ & các vật liệu chống thấm.
Bước 3: Thi công chống thấm tường
Có rất nhiều cách và phương án để áp dụng cho các hạng mục này. Bạn có thể theo dõi:
- Chống thấm bằng dung dịch phun với gốc silicat, gốc bitum…
- Trát lại bề mặt, sử dụng sản phẩm vữa chống thấm chuyên dụng cho tường nhà đã quá xuống cấp.
- Sử dụng sơn chuyên dụng để giúp hình thành lớp bảo vệ, ngăn cản nước tốt nhất cho bức tường ngoài trời.
2.Chống thấm tường cho nhà mới
Bước 1: Dùng dao làm sạch bề mặt
Giúp loại bỏ sần sùi, bụi cát mịn cho tường nhà (Thao tác này không bắt buộc). Tường nhà cần đảm bảo luôn khô ráo, để những vật liệu chống thấm có thể được bám dính tốt hơn.
Bước 2: Phun lớp lót chống thấm
Sau khi đã tạo được lớp bề mặt chắc khỏe, trước khi thi công chống thấm. Bạn cần phủ một lớp lót này, để giúp gia tăng khả năng liên kết bền vững cho lớp tường cũ & các vật liệu chống thấm.
Bước 3: Thi công chống thấm tường
Trong quá trình thi công bạn cần phải hết sức cẩn thận. Nhằm đảm bảo an toàn khi treo/móc các dụng cụ để đứng làm. Lưu ý: Những đồ dùng này phải được cột dây an toàn nhằm tránh sự cố bị rơi đổ ra. Hiện có rất nhiều cách và phương án để áp dụng cho các hạng mục này. Bạn có thể theo dõi:
- Chống thấm bằng dung dịch phun với gốc silicat, gốc bitum…
- Trát lại bề mặt, sử dụng sản phẩm vữa chống thấm chuyên dụng cho tường nhà đã quá xuống cấp.
- Sử dụng sơn chuyên dụng để giúp hình thành lớp bảo vệ, ngăn cản nước tốt nhất cho bức tường ngoài trời.